Phương pháp CANSLIM là một chiến lược đầu tư rất hữu ích có thể giúp các nhà đầu tư xác định chính xác các cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng cao. Cùng đọc bài viết bên dưới để hiểu rõ các tiêu chí phân tích cũng như các bước thực hành theo phương pháp này.
Phương pháp CANSLIM là gì?
Phương pháp CANSLIM là sự kết hợp giữa hoạt động phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật nhằm tìm kiếm những cổ phiếu hàng đầu với lợi nhuận khổng lồ.
Phương pháp này được tạo ra bởi William J. O’Neil, người sáng lập Investor’s Business Daily. Nó được phát triển vào đầu những năm 1980 và dựa trên nghiên cứu của O’Neil về những yếu tố làm nên một cổ phiếu thành công.
Nguồn gốc ra đời
Dựa trên nền tảng thống kê lại lịch sử biến động giá cổ phiếu, O’neil đã phát hiện ra những điểm hết sức thú vị, phá vỡ những nguyên tắc mà bấy lâu nay mọi người đều lầm tưởng và cho là đúng như:
- Mua thấp bán cao.
- Bắt đáy khi thị trường gặp ngưỡng hỗ trợ.
- Mua cổ phiếu có P/E thấp.
- Mua trung bình giá xuống.
- Mua theo tin đồn.
Nhưng tồn tại nghịch lý vĩ đại là: “Những cổ phiếu có vẻ như giá quá cao và nhiều rủi ro đối với phần đông mọi người, thường lên cao hơn nữa, trong khi những cổ phiếu có vẻ rẻ và đang ở dưới thấp thường lại xuống thấp hơn nữa.”
William J. O’Neil đã sử dụng xác suất thống kê để tạo ra phương pháp CANSLIM, hay nói cách khác bản chất của phương pháp này là sản phẩm của Xác suất thống kê.
Phương pháp CANSLIM gồm 7 yếu tố tương ứng với các chữ cái
C – Current Quarterly Earnings – Thu nhập hàng quý
O ’ Neill đặc biệt chú ý đến tăng trưởng thu nhập mỗi quý. Theo ông, nhà đầu tư chỉ nên lựa chọn những công ty có tốc độ tăng trưởng thu nhập mỗi quý tối thiểu 20% và tăng trưởng doanh số là 25%. Lợi nhuận phải đến từ hoạt động kinh doanh cốt lõi, chứ không phải hoạt động phụ như tiếp thị hay bán hàng.
A – Annual Earnings Growth – Tăng trưởng thu nhập hàng năm
Trong khi tăng trưởng thu nhập hàng quý bao hàm giá trị ngắn hạn, thì tăng trưởng thu nhập hàng năm cung cấp cho nhà đầu tư cái nhìn sâu sắc về tiềm năng dài hạn.
O’Neill gợi ý rằng tăng trưởng thu nhập hàng năm 25% và ROE nên (tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu) đạt từ 17% trở lên là yếu tố tối thiểu để đầu tư vào một doanh nghiệp bất kì nào đấy.
N – New Product, Service, Management, Price Breakout – Sản phẩm mới, dịch vụ và quản lý mới, đột phá về giá
Doanh nghiệp cũng cần thay đổi để tăng khả năng cạnh tranh với đối thủ. Một sản phẩm, dịch vụ hay phương thức quản trị mới sẽ là nguồn tin tốt để kích thích tăng trưởng cho giá cổ phiếu của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, sự cải tổ ban quản lý hoặc giám đốc điều hành cũng là một chỉ báo tích cực. Việc thực hiện thay máu cấu trúc ban lãnh đạo của một doanh nghiệp cũng là phương thức để thúc đẩy cho sự phát triển.
Thường giá cổ phiếu tăng sẽ ứng với một số thay đổi nhất định từ doanh nghiệp.
S – Supply and Demand – Cung và cầu
O’Neill khuyên nhà đầu tư hãy lựa chọn các cổ phiếu đang có trạng thái được mua mạnh, thậm chí khan hiếm nguồn cung.
Tuy nhiên, nhà đầu tư cần lưu ý, nhiều công ty có thể mua vào một phần cổ phiếu của riêng họ từ thị trường chứng khoán nhằm kích cầu mới qua đó làm nâng giá cổ phiếu trên thị trường.
Leader or Laggard – Dẫn đầu hoặc tụt hậu
Không có cổ phiếu nào chắc chắn sinh lời 100%, nhưng O’Neil khuyên rằng, nhà đầu tư hãy ưu tiên mua những cổ phiếu dẫn đầu, thường là 2 hoặc 3 cổ phiếu tốt nhất trong các ngành đang ở giai đoạn tăng giá.
Nếu thị trường chung đã giảm giá trong một tuần mà cổ phiếu đang sở hữu vẫn duy trì tốt (và thích hợp với những điều kiện hiện tại của phương pháp Canslim) thì đó là một dấu hiệu khá tích cực. Khi một tín hiệu tốt đang đến, nhà đầu tư nên mua thêm.
I – Institutional Sponsorship – Nhà đầu tư tổ chức
Cung cầu trong thị trường phụ thuộc chủ yếu ở nhóm nhà đầu tư tổ chức, ví như những quỹ tương hỗ, bảo hiểm, tổ chức tài chính. .. O ’ Neil chọn những cổ phiếu có tối thiểu là khoảng 3 – 10 cổ đông là tổ chức với một bề dày kinh nghiệm vượt trội.
Tuy nhiên, quá nhiều cổ đông tổ chức thì cũng không hiệu quả. Nhiều cổ phiếu đã “định chế hoá” thì việc mua vào lúc đó có lẽ đã muộn màng. Còn nếu 70 – 80% khối lượng giao dịch của một cổ phiếu đang do nhiều tổ chức nắm giữ thì nguồn cung có thể đã cạn kiệt.
Do đó, thời điểm thích hợp nhất mua vào là khi một cổ phiếu đã được các nhà đầu tư tổ chức uy tín xác nhận và ngay lúc cổ phiếu này nằm trong danh sách đầu tư của nhiều tổ chức lớn.
M – Market Direction – Hướng thị trường
Đây là yếu tố quan trọng nhất trong phương pháp đầu tư CANSLIM. Khoảng 75% cổ phiếu có biến động theo xu hướng chung của thị trường.
O’Neill chia xu hướng thị trường thành ba giai đoạn:
- Giai đoạn Tích lũy tăng giá: Đây là thời gian tốt để mua cổ phiếu.
- Giai đoạn Tăng dưới áp lực bán: Chỉ giải ngân với các vị thế mua mở rộng với khối lượng thấp. Ngoài ra, nhà đầu tư nên cân nhắc đóng vị thế một phần trong trường hợp cổ phiếu xuất hiện những dấu hiệu suy yếu.
- Giai đoạn Thị trường điều chỉnh: Ưu tiên quản trị rủi ro, gia tăng tỷ lệ tiền mặt trong tài khoản.
Cách áp dụng Phương pháp Canslim : 60% phân tích cơ bản + 40% phân tích kỹ thuật
- Bước 1: Xác định xu hướng thị trường chung, nếu tốt mới tham gia.
- Bước 2: Tìm các doanh nghiệp có lợi nhuận tăng trưởng đều qua các năm.
- Bước 3: Trong các doanh nghiệp trên, tìm ra các doanh nghiệp có lợi nhuận quý gần nhất đột biến mạnh.
- Bước 4: Kiểm tra lại các thông tin liên quan như lợi nhuận tăng trưởng đó là do kinh doanh tốt, có sản phẩm mới, thuận lợi mới hay do bất thường, bán tài sản… ưu tiên lợi nhuận do kinh doanh chính.
- Bước 5: Kiểm tra xem doanh nghiệp đó có phải đầu ngành hay không? Có tổ chức nào mua vào không? Cung cầu thị trường có tốt hay không?
- Bước 6: Mua khi đạt điểm mua kỹ thuật.
Ví dụ: Mô hình Chuẩn mô hình Cốc và Tay cầm.

Một số quy tắc bán
- Lỗ 7% từ điểm mua đúng.
- Cổ phiếu tăng 20% – 25% từ điểm mua đúng nếu thấy yếu thì bán.
- Thị trường chung bất ngờ có biến cố xấu, ảnh hướng đến đa số tất cả các mã cổ phiếu, ví dụ chiến tranh, vĩ mô xấu…
- Bán mã yếu hơn trong danh mục, để chuyển sang mã khỏe hơn → Đảo danh mục.
- Kết quả kinh doanh có chiều hướng xấu đi.
Nguồn tham khảo:
Giải thích mô hình CANSLIM là gì?. Kiến thức kinh tế. Truy cập ngày 15.1.2023 tại https://kienthuckinhte.vn/giai-thich-mo-hinh-canslim-la-gi.html
Mô hình cốc và tay cầm (cup and handle) trong chứng khoán. (2022). FTV. Truy cập ngày 16.1.2023 tại https://ftv.com.vn/mo-hinh-coc-tay-cam
Phương pháp Canslim là gì?. VnExpress. Truy cập ngày 16.1.2023 tại https://vnexpress.net/phuong-phap-canslim-la-gi-4497382.html
You must log in to post a comment.